fun88 chính thức - Đăng ký và nhận 300k miễn phí

Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Mâm cúng, nghi thức và bài văn khấn

Tai Thong

Tin tức

2023 Tháng 12

Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Mâm cúng, nghi thức và bài văn khấn

    Mâm cúng tất niên Giáp Thìn 2024 luôn gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi gia đình Việt. Từ thời xa xưa, tất niên không chỉ là dịp quan trọng để gia đình cùng đoàn tụ với nhau, mà còn là thời khắc tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính và tràn đầy hy vọng cho một năm mới an lành. Để giúp bạn chuẩn bị mâm cúng tất niên hoàn hảo, hãy theo dõi những chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Tai Thong.

    1. Thời gian cúng tất niên Giáp Thìn 2024

    Lễ cúng tất niên có thể được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp trong năm nhuận và 29 tháng Chạp trong năm không nhuận. Thông thường, buổi lễ diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối. Gần đây, thói quen tổ chức tất niên đã có sự thay đổi tùy theo quyết định của từng gia đình , điều này có nghĩa là không nhất thiết phải chờ đến ngày 30 hoặc 29 Tết mà có thể sớm hơn. Có những gia đình chọn tổ chức lễ tất niên vào ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp.

    cúng tất niên

    Tuy nhiên, nói chung, hai ngày cuối cùng của năm cũ vẫn được coi là thời điểm lý tưởng để cúng tất niên và chào đón năm mới. Theo truyền thống, vào những ngày này là lúc mọi người báo cáo về những thành tựu và thất bại trong năm qua trước tổ tiên của mình. Đồng thời, cũng như bày tỏ những hy vọng và mong muốn về một năm mới an lành, thành công hơn.

    2. Mâm cúng tất niên Giáp Thìn 2024

    Mâm cúng tất niên là phần quan trọng trong mỗi dịp tất niên hằng năm. Tùy vào từng vùng miền, chúng ta sẽ có cách bày trí khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu với Tai Thong trong nội dung tiếp sau đây.

    2.1 Mâm cúng tất niên tại miền Bắc

    Ở miền Bắc, mâm cúng tất niên Giáp Thìn 2024 không chỉ đòi hỏi sự đầy đủ mà còn phải có nguyên tắc riêng. Mâm cỗ nhỏ thường bao gồm 4 bát và 4 đĩa, trong khi mâm lớn có thể lên đến 6 hoặc 8 bát, 6 hoặc 8 đĩa, thậm chí vẫn có nhiều gia đình bày trí mâm cúng tất niên 2 đến 3 tầng. Trong số đó, 4 bát đa dạng với những món ngon như giò heo hầm măng lưỡi lợn, bóng thả, miến, và mộc. Còn 4 đĩa không kém phần hấp dẫn với giò lụa, chả quế, thịt gà, và thịt heo.

    mâm cúng tất niên

    2.2 Mâm cúng tất niên tại miền Trung và Nam 

    Tại miền Trung, mâm cúng tất niên thường không theo quy luật số lượng cứng nhắc như miền Bắc. Các gia đình vẫn đầu tư công sức vào chuẩn bị mâm cỗ Tết với những đặc sản độc đáo. Giò lụa, thịt gà, thịt lợn, măng khô, và miến xào là những món ăn quen thuộc, nhất định không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ.

    tất niên giáp thìn

    Trong khi đó, mâm cúng tất niên của người miền Nam thường mang đậm bản sắc đặc trưng với những món như bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, và gỏi tôm thịt. Mâm cỗ này thường có sự ưu tiên đặc biệt cho các món nguội. Tất cả những hương vị này đều góp phần tạo nên bữa cỗ truyền thống, như một lời cảm ơn gửi đến ông bà và tổ tiên trong ngày quan trọng này.                

    3. Văn khấn cúng tất niên Giáp thìn 2024 

    Văn khấn cũng tất niên Giáp Thìn 2024 Tai Thong sưu tầm được từ lịch sử ghi chép và lưu giữ trong các tài liệu về văn hóa. Dưới đây là một đoạn văn khấn trích từ tác phẩm "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

    Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
    - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
    - Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
    - Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
    - Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
    - Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
    - Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
    - Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...
    Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...
    Tín chủ (chúng) con là: ...
    Ngụ tại…
    Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
    Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
    Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
    Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
    Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

    4. Nghi thức lễ cúng tất niên gồm những gì?

    Hương đènnến không chỉ là một phần không thể thiếu trong lễ cúng tất niên mà còn được coi là lễ vật rất quan trọng. Nếu không đủ ánh sáng tỏa ra từ hương đèn, gia chủ có thể sử dụng thêm nến. Việc đặt hai ngọn đèn hoặc hai ngọn nến ở hai bên bàn thờ không chỉ là biểu tượng của mặt trăng và mặt trời mà còn là cách thể hiện sự cân bằng cũng như hài hòa trong không gian linh thiêng.

    nghi thức cúng tất niên

    Mâm ngũ quả, vốn được coi là tượng trưng của sự thịnh vượng và may mắn, không thể thiếu trong lễ cúng tất niên đêm giao thừa. Để tạo nên bữa cỗ trang trí đẹp mắt và truyền tải thông điệp tích cực, gia chủ nên chọn những quả tươi, chín đều, không bị thối và có màu sắc đẹp mắt.

    Đặc biệt, khi đặt mâm ngũ quả, không nên đặt nó ở chính giữa bát hương theo quan niệm tâm linh, vì điều này có thể che mất trục khí chính. Do đó, gia chủ cần đặt mâm ngũ quả cúng tất niên ở vị trí hai bên. Ngoài ra, để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên và thần linh, nên chọn hoa tươi, không sử dụng hoa giả hay hoa nhựa.

    5. Nên cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời

    Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, thường thì lễ cúng tất niên được tổ chức tại bàn thờ gia tiên. Trước ngày lễ này, mọi gia đình thường chuẩn bị kỹ lưỡng, dọn dẹp bàn thờ để tạo nên không gian sạch sẽ, tươm tất. Ngày cúng tất niên đến, tất cả thành viên trong gia đình góp mình vào không khí trang trọng này. Họ cùng nhau nấu bữa cơm cuối năm, đưa lên bàn thờ để dành tặng cho tổ tiên và thần linh. Đối với những gia đình khá giả, có thể tổ chức thêm lễ cúng tất niên ở ngoài trời và đây là lựa chọn không bắt buộc.

    tất niên

    6. Những lưu ý khi cúng tất niên Giáp Thìn 2024

    Mặc dù lễ cúng tất niên Giáp Thìn 2024 không đòi hỏi quá nhiều sự trang trọng, tuy nhiên gia chủ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để có một năm mới thật may mắn và thành công:

    • Mặc dù lễ tất niên không cần phải quá phức tạp và trang trọng, nhưng tuyệt đối không nên chuẩn bị sơ sài. Việc chuẩn bị mâm cúng tất niên 2024 có thể phụ thuộc vào điều kiện gia đình, tuy nhiên, ít nhất cũng cần có những món ăn truyền thống ngày Tết và được bày biện một cách tỉ mỉ, sạch sẽ.
    • Để lễ cúng tất niên trở nên trang nghiêm và thành kính, trước khi thực hiện nghi lễ này, các gia đình cần dọn dẹp, trang hoàng lại bàn thờ gia tiên cho thật sạch sẽ.
    • Tất niên Giáp Thìn 2024 là thời điểm quan trọng, khi gia đình cùng nhau sum vầy, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả, đặc biệt là đối với những gia đình có con cái đi làm ăn xa nhà. Do đó, tránh cãi lộn và lời lẽ tiêu cực, thay vào đó, nên chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và điều tích cực.

    giáp thìn 2024

    Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề cúng tất niên Giáp Thìn 2024. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn bổ ích về vấn đề này. Hãy thường xuyên theo dõi Tai Thong để không bỏ lỡ những thông tin về ngày Tết cổ truyền nhé!

    fun88 chính thức : Tiệc tất niên 2023: Ý nghĩa, mâm cúng và món ăn trong ngày này

    Nguồn: Tai Thong

    Hotline